Funing | Hold | MAS Woodworking Machinery

6 Mẹo sử dụng máy phay an toàn

Sử dụng một máy phay có thể giúp bạn có được bo cạnh viền và các bản thiết kế phức tạp với độ chính xác cao cho các dự án chế biến gỗ của bạn. Từ việc tạo mộng và lỗ mộng để gắn kết các thanh gỗ, máy phay còn cho bạn nhiều sự lựa chọn khác. Dù giống như những thiết bị điện khác, tuy nhiên máy phay cũng tiềm tàng những nguy hiểm nhất định khi sử dụng. Vì bạn không trực tiếp làm việc với máy phay mà là các thanh gỗ nên bạn thường có xu hướng quên rằng mình đang sử dụng dụng cụ vô cùng mạnh mẽ. Để đảm bảo rằng các dự án của bạn được thực hiện một cách an toàn, nhớ làm theo những lời khuyên sau:

1. Hãy đọc hướng dẫn

Phần tay cầm là bộ phận an toàn quan trọng nhất trên máy phay. Không máy phay nào giống máy phay nào vì vậy ngay cả những thợ mộc có kinh nghiệm nhất cũng cần phải đọc hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu. Hướng dẫn sử dụng sẽ mô tả bất kì những tính năng an toàn đặc biệt cũng như qui trình vận hành an toàn.

2. Ngắt điện dễ dàng

Khi có vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành, bạn sẽ phải ngắt điện ngay lập tức. Khi bạn sử dụng máy phay cho các dự án, hãy luôn đảm bảo rằng bạn có thể ngắt điện ngay tức khắc. Ngắt nguồn điện ngay khi có những dấu hiệu không ổn xảy ra sẽ giúp bạn tránh được những thương tổn nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể bắt đầu lại một dự án nhưng những ngón tay thì không thể quay lại được.

3. Tránh quần áo rộng thùng thình

Quần áo quá rộng hoặc nữ trang như dây kéo, dây chuyền có thể mắc kẹt trong chiếc máy phay mạnh mẽ trước khi bạn nhận ra sự tồn tại của mối nguy hiểm. Vì người thợ tiếp xúc trần với máy quay nên càng thêm nguy hiểm. Khi làm việc trong xưởng gỗ, bạn nên tránh mặc quần áo quá rộng hay quá dài, và hãy cho trang sức hay những thứ khóa kéo, dây xích, … những thứ có thể mắc vào máy cho vào bên trong áo hoặc phía sau chiếc tạp dề.

4. Nghiêng người về phía máy phay

Một chiếc máy phay đang hoạt động sẽ cắt da thịt bạn một cách dễ dàng như cắt những mãnh gỗ. Ngay cả khi máy phay đã dừng hoạt động chúng cũng đủ bén để làm bị thương bạn. Có thể rất là thu hút khi nghiêng chiếc máy phay để có sự quan sát kĩ lưỡng hơn nhưng đó đồng nghĩa với việc bạn đang đặt mình vào nguy hiểm bị bị thủng ruột hay bao tử. Vì thế, khi cần quan sát ở một góc độ khác hãy tắt máy và đi vòng quanh chiếc bàn, như thế sẽ an toàn hơn rất nhiều.

5. Giữ chặt gỗ của bạn

Khi cái mũi khoan xoay tròn túm lấy mảnh cắt lung lay, nó có thể làm văng miếng gỗ ra ngoài với tốc độ chóng mặt. Dù rằng bạn giữ chặt miếng gỗ theo như hướng dẫn (dịch chuyển) hay lấy cả hai tay kẹp chặt, bạn muốn đảm bảo rằng bạn đang tiếp tục giữ vững cái động cơ suốt quá trình. Những mảnh cắt văng ra kì thực gây nguy hiểm không chỉ cho bạn mà còn cho những ai làm trong tiệm mộc. Bên cạnh đó, tránh việc tiếp xúc nhiều với những mảnh gổ nhỏ, bởi lẽ chúng rất khó để giữ yên và thường cuốn tay bạn sát vào động cơ máy khoan.

6. Thiết bị an toàn

An toàn bắt đầu từ việc phòng ngừa. Trước khi bạn bắt đầu làm việc hãy chắc rằng bạn có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm có thể xảy ra. Kính bảo hộ, găng tay và một chiếc tạp dề da là tất cả những thứ có thể bảo vệ bạn khỏi những mảnh gỗ vụn do máy làm bắn ra.

Thế giới máy chế biến gỗ !

Kiến thức cơ bản vận hành máy CNC

Nếu bạn đã từng làm việc với máy gia công cắt gọt truyền thống thì bạn cũng rõ bạn cần máy CNC thực hiện nguyên công nào cho bạn. Điểm khác so với trước kia là bạn phải đóng vai kép: vừa là người vận hành máy vừa là người lập trình. Dưới đây chúng ta sẽ tiếp cận máy CNC trong vai trò lập trình viên.

Hiểu biết về nguyên lý gia công – chìa khóa thành công với bất kỳ máy CNC nào

Nếu bạn đã quen thuộc với máy gia công truyền thống (không CNC) thì sẽ không khó để bạn học sao cho máy CNC thực hiện những gì bạn muốn, tức là học lập trình, và dĩ nhiên là trong giới hạn mà máy có thể thực hiện được. Thực tế đã cho thấy những ai đã đứng máy thường cũng làm lập trình CNC tốt nhất, bên cạnh việc gá lắp và vận hành máy.

Nói cách khác chương trình CNC chỉ là công cụ làm mạnh thêm tính năng của máy gia công, và để sử dụng chúng có hiệu quả, bạn vẫn phải có hiểu biết về kết cấu máy cũng như nguyên lý cắt gọt. điều hết sức thuận lợi là giờ đây không chỉ công cụ ngày càng tốt hơn, mà bạn còn có sự hỗ trợ kỹ thuật, thông tin không chỉ của các nhà cung cấp máy mà cả phần mềm CAD/CAM, dao cụ v.v…

Từ góc độ lập trình, khi tiếp cận bất cứ máy CNC nào, bạn cần tập trung vào bốn điểm chính yếu: 1 – các phần cấu thành chính của máy; 2 – bạn phải nhớ nằm lòng các hướng (trục) chuyển động của máy; 3 – bạn phải nắm chắc các thiết bị phụ trợ gắn với máy chính và 4 – bạn phải biết những tính năng lập trình được của máy và cách thực hiện chúng.

Hiểu biết tính năng máy

Để làm việc với máy CNC bạn không cần phải là nhà thiết kế máy nhưng bạn lại cần biết máy được kết cấu như thế nào. Có như vậy bạn mới hiểu được khả năng và giới hạn của máy. Điều này cũng giống như tay đua ô tô cần biết những cơ bản về giảm xóc, phanh, hoạt động của động cơ… để phát huy tối đa sức mạnh của xe đua,

Bạn phải ghi nhớ những tính năng kỹ thuật sau đây của máy CNC mà bạn đang lập trình cho chúng:

1. Tốc độ quay tối đa của trục chính v/phút (RPM – Recycle Per Minitue )?

2. Trục chính có mấy dải (bậc) tốc độ và giới hạn của mỗi dải?

3. Công suất mô tơ trục chính và các trục chạy dao?

4. Khoảng gia công cực đại theo mỗi hướng?

5. Máy có thể làm việc được với bao nhiêu dao?

6. Kết cấu băng máy (dạng vuông, dạng mộng và/hoặc bi (bạc đạn) đũa)

7. Tốc độ chạy bàn nhanh?

8. Tốc độ cắt tối đa (fastest cutting feed rate)?

Trên đây là những câu hỏi bạn cần tự hỏi mình mỗi khi làm việc với máy CNC mới. ngoài ra thì càng biết rõ về kết cấu và tính năng máy, bạn sẽ càng vững tâm hơn khi lập trình cho nó.

Hướng (trục) chuyển động

Bạn cần biết những hướng (trục) chuyển động nào có thể lập trình được trên máy CNC. Trục chuyển động được ký hiệu bằng các chữ cái và có thể khác nhau trên các máy. Tuy vậy vẫn có một số quy ước chung, ví dụ X, Y, Z, U, V và W cho các chuyển động thẳng và A, B, C cho các trục quay. Bạn cần xem kỹ tài liệu đi kèm theo máy để chắc chắn không có lầm lẫn nào với ký hiệu cũng như hướng +, - của các trục.

Chẳng hạn nếu có lệnh X3.5 có nghĩa là chương trình yêu cầu máy chạy trục X tới tọa độ 3.5 đơn vị đo (mm hoặc inch), giả thiết chúng ta đang làm việc ở chế độ tuyệt đối, hoặc chạy trục X thêm 3.5 đơn vị đo, nếu chúng ta đang làm việc ở chế độ gia tăng.

Chuyển động quay cũng cần ký hiệu trục và góc quay (tính bằng độ). Ví dụ nếu đang ở chế độ tuyệt đối thì lệnh B45 sẽ quay quanh trục Y tới vị trí góc 450 tính từ điểm 0 của chương trình.

Điểm tham chiếu cho các trục

Hầu hết các máy CNC sử dụng một vị trí xuất phát hay tham chiếu (reference) chung cho các trục. Trong tiếng Anh vị trí này có nhiều tên gọi khác nhau: zero return position, grid zero position, home position. Dù gọi bằng cách nào đi nữa thì vị trí tham chiếu này phải được xác định rất chính xác. Thông thường mỗi khi bật máy, bàn máy sẽ tự động chạy về vị trí cơ sở này và sau đó bộ điều khiển sẽ đồng bộ lại các chuẩn với chuẩn tham chiếu của máy.

Các hệ thống phụ trợ cho máy

Bên cạnh các thành phần chính mà máy CNC nào cũng có, các hãng sản xuất có thể thực hiện các yêu cầu riêng biệt theo đặt hàng như băng tải phoi, bàn xoay NC, hệ thống làm mát bổ sung, hệ thống tự động đo bù dao, thay bàn máy tự động v.v… Các thiết bị hỗ trợ này cần được mô tả đầy đủ trong catalogue của nhà sản xuất máy hoặc của bên thứ ba (nhà sản xuất phụ độc lập).

Các chức năng lập trình được khác

Khi lập trình gia công bạn cũng cần biết những chức năng nào của máy CNC lập trình được và lệnh nào thực hiện nó. Ở những máy CNC rẻ tiền, có nhiều chức năng phải kích hoạt bằng tay qua bộ điều khiển. Còn với các máy CNC cao cấp hầu như toàn bộ các chức năng của máy có thể thực hiện qua chương trình gia công. Người vận hành máy chỉ việc gá phôi và cuối cùng là lấy chi tiết đã gia công xong ra khỏi máy. Một khi chương trình gia công đã chạy, người vận hành có thể chuyển sang làm việc khác.

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, bạn cần đối chiếu tài liệu đi theo máy để chắc chắn các lệnh điều khiển máy giống hay có dị biệt với các lệnh bạn đã biết. Dưới đây chúng ta sẽ biết thêm một số chức năng và lệnh thường gặp nhất.

* Điều khiển trục chính. Ký hiệu “ S ” được dùng để xác định vòng quay của trục chính với đơn vị là vòng/phút (RPM – Recycle Per Minitute ). Lệnh M03 điều khiển trục quay cùng chiều kim đồng hồ, còn M04 – quay ngược chiều kim đồng hồ; M05 dừng quay. Với máy tiện, nhiều khi cần sử dụng chức năng điều chỉnh vòng quay sao cho vận tốc dài không đổi. Khi đó tốc độ trục chính được đo bằng m/phút (MPM) hoặc fit mặt/phút ( surface feet per minute – SFPM).

* Thay dao tự động (Trung tâm gia công). Ký hiệu T kèm theo số chỉ cho máy biết dao ở hộc số mấy được dùng. Hầu hết các máy sử dụng lệnh M06 để thực hiện lệnh thay dao.

* Điều khiển tưới dung dịch. Lệnh M07 phun dung dịch dạng sương, M08 tưới tràn; còn M09 ngừng phun.

* Thay bàn tự động. Lệnh M60 thường dùng cho việc thay bàn máy tự động.

Máy chế biến gỗ Funing !

Quy định bảo hành

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie xin gửi tới quý khách hàng các thông tin về chế độ bảo hành.

1. Công ty chịu trách nhiệm bảo hành máy trong thời gian 12 tháng phần cơ và 6 tháng phần điện

2. Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm bảo hành do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài ra chúng tôi không chịu trách nhiệm bảo hành lỗi do điện yếu, không ổn định, do thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, xưởng cháy, bão lụt, do vận hành sai quy cách gây cháy, chập hoặc những chi tiết bào mòn dễ hỏng (như: lưỡi cưa, dây cu loa...). Trong trường hợp quý khách hàng có nhu cầu về linh kiện thay thế, hoặc các chi tiết bào mòn dễ hỏng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách với giá cả thỏa thuận.

3. Ngoài địa điểm Hà Nội, quý khách sẽ chịu chi phí lắp đặt, bảo hành, chi phí ăn, ở, đi lại cho nhân viên kỹ thuật.

Điều khoản thương mại

ĐIỀU I : PHẠM VI CUNG CẤP

Hai bên đồng ý bán, mua máy gia công gỗ mới 100%, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc.

ĐIỀU II : THANH TOÁN

Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Số lần thanh toán và hạn thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng.

ĐIỀU III: ĐỊA ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC GIAO NHẬN HÀNG

- Địa điểm giao nhận hàng do quý khách hàng cung cấp

- Miễn phí vận chuyển trong thành phố Hà Nội (ngoài địa điểm trên quý khách sẽ chịu 100% tiền vận chuyển)

- Hàng hóa được đóng gói theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm cử nhân viên kỹ thuật qua để hướng dẫn quý khách lắp ráp, chạy thử theo đúng Catalogue kèm theo.

- Hàng sẽ được giao sau khi ký Hợp đồng và chúng tôi nhận được tiền thanh toán của quý khách theo quy định tại Điều II của Hợp đồng.

ĐIỀU IV: BẢO HÀNH

- Bảo hành máy trong thời gian 12 tháng phần cơ và 6 tháng phần điện.

- Chúng tôi chịu trách nhiệm bảo hành do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài ra không chịu trách nhiệm bảo hành lỗi do điện yếu, không ổn định, thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, xưởng cháy, bão lụt, do vận hành sai quy cách gây cháy, chập hoặc những chi tiết bào mòn dễ hỏng (Nh­ư: lưỡi cưa, dây cu loa …).Trong trường hợp quý khách có nhu cầu về linh kiện thay thế hoặc các chi tiết bào mòn dễ hỏng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách với giá cả thỏa thuận.

- Ngoài địa điểm Hà Nội quý khách sẽ chịu chi phí lắp đặt, bảo hành, ăn, ở, đi lại cho nhân viên kỹ thuật .

(Số điện thoại Bảo hành:  04- 62948928/ 0932 319 238)

ĐIỀU V: PHẠT HỢP ĐỒNG

1. Trường hợp sau khi đã vận hành, bàn giao máy và đến hạn thanh toán nhưng Bên Mua chưa thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng theo đúng quy định tại Điều II của Hợp đồng thì Bên Bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thu hồi máy và phạt Bên Mua 50% tổng giá trị hợp đồng. Khi đó mọi chi phí phát sinh, phí vận chuyển đi và về kho của Bên Bán sẽ do Bên Mua chịu trách nhiệm.

2. Trong trường hợp quá thời hạn giao hàng 30 ngày nhưng Bên Bán vẫn không có hàng giao hoặc giao không đầy đủ theo điều khoản của Hợp đồng mà không thông báo trước cho Bên Mua thì Bên Mua có quyền hủy hợp đồng, khi đó Bên Bán có trách nhiệm bồi thường cho Bên Mua 20% tổng giá tri hợp đồng.

ĐIỀU VI: ĐIỀU KHOẢN CAM KẾT

1. Trước khi các khoản tiền hàng chưa được thanh toán hết, hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, bên bán có quyền thu hồi hàng hóa bất kỳ lúc nào mà không cần phải thông qua các thủ tục pháp lý hoặc sự đồng ý của bên mua.

2. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản và điều kiện đã nêu trong Hợp đồng, bất kỳ sự thay đổi hay bổ sung nào cũng phải được cam kết bằng văn bản  do cả hai bên cùng ký nhận. Mọi thay đổi đơn phương đều không có giá trị pháp lý. Bên nào vi phạm Hợp đồng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và phải đền bù mọi tổn thất gây ra cho bên bị hại. Nếu tranh chấp xảy ra trước tiên phải giải quyết bằng thương lượng,trong trường hợp không giải quyết được sẽ đưa ra Tòa án kinh tế Thành phố Hà Nội , phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng của cả hai bên.

 

 

Kiến thức cơ bản vận hành máy CNC

Nếu bạn đã từng làm việc với máy gia công cắt gọt truyền thống thì bạn cũng rõ bạn cần máy CNC thực hiện nguyên công nào cho bạn. Điểm khác so với trước kia là bạn phải đóng vai kép: vừa là người vận hành máy vừa là người lập trình. Dưới đây chúng ta sẽ tiếp cận máy CNC trong vai trò lập trình viên.

Hiểu biết về nguyên lý gia công – chìa khóa thành công với bất kỳ máy CNC nào

Nếu bạn đã quen thuộc với máy gia công truyền thống (không CNC) thì sẽ không khó để bạn học sao cho máy CNC thực hiện những gì bạn muốn, tức là học lập trình, và dĩ nhiên là trong giới hạn mà máy có thể thực hiện được. Thực tế đã cho thấy những ai đã đứng máy thường cũng làm lập trình CNC tốt nhất, bên cạnh việc gá lắp và vận hành máy.

Nói cách khác chương trình CNC chỉ là công cụ làm mạnh thêm tính năng của máy gia công, và để sử dụng chúng có hiệu quả, bạn vẫn phải có hiểu biết về kết cấu máy cũng như nguyên lý cắt gọt. điều hết sức thuận lợi là giờ đây không chỉ công cụ ngày càng tốt hơn, mà bạn còn có sự hỗ trợ kỹ thuật, thông tin không chỉ của các nhà cung cấp máy mà cả phần mềm CAD/CAM, dao cụ v.v…

Từ góc độ lập trình, khi tiếp cận bất cứ máy CNC nào, bạn cần tập trung vào bốn điểm chính yếu: 1 – các phần cấu thành chính của máy; 2 – bạn phải nhớ nằm lòng các hướng (trục) chuyển động của máy; 3 – bạn phải nắm chắc các thiết bị phụ trợ gắn với máy chính và 4 – bạn phải biết những tính năng lập trình được của máy và cách thực hiện chúng.

Hiểu biết tính năng máy

Để làm việc với máy CNC bạn không cần phải là nhà thiết kế máy nhưng bạn lại cần biết máy được kết cấu như thế nào. Có như vậy bạn mới hiểu được khả năng và giới hạn của máy. Điều này cũng giống như tay đua ô tô cần biết những cơ bản về giảm xóc, phanh, hoạt động của động cơ… để phát huy tối đa sức mạnh của xe đua,

Bạn phải ghi nhớ những tính năng kỹ thuật sau đây của máy CNC mà bạn đang lập trình cho chúng:

1. Tốc độ quay tối đa của trục chính v/phút (RPM – Recycle Per Minitue )?

2. Trục chính có mấy dải (bậc) tốc độ và giới hạn của mỗi dải?

3. Công suất mô tơ trục chính và các trục chạy dao?

4. Khoảng gia công cực đại theo mỗi hướng?

5. Máy có thể làm việc được với bao nhiêu dao?

6. Kết cấu băng máy (dạng vuông, dạng mộng và/hoặc bi (bạc đạn) đũa)

7. Tốc độ chạy bàn nhanh?

8. Tốc độ cắt tối đa (fastest cutting feed rate)?

Trên đây là những câu hỏi bạn cần tự hỏi mình mỗi khi làm việc với máy CNC mới. ngoài ra thì càng biết rõ về kết cấu và tính năng máy, bạn sẽ càng vững tâm hơn khi lập trình cho nó.

Hướng (trục) chuyển động

Bạn cần biết những hướng (trục) chuyển động nào có thể lập trình được trên máy CNC. Trục chuyển động được ký hiệu bằng các chữ cái và có thể khác nhau trên các máy. Tuy vậy vẫn có một số quy ước chung, ví dụ X, Y, Z, U, V và W cho các chuyển động thẳng và A, B, C cho các trục quay. Bạn cần xem kỹ tài liệu đi kèm theo máy để chắc chắn không có lầm lẫn nào với ký hiệu cũng như hướng +, - của các trục.

Chẳng hạn nếu có lệnh X3.5 có nghĩa là chương trình yêu cầu máy chạy trục X tới tọa độ 3.5 đơn vị đo (mm hoặc inch), giả thiết chúng ta đang làm việc ở chế độ tuyệt đối, hoặc chạy trục X thêm 3.5 đơn vị đo, nếu chúng ta đang làm việc ở chế độ gia tăng.

Chuyển động quay cũng cần ký hiệu trục và góc quay (tính bằng độ). Ví dụ nếu đang ở chế độ tuyệt đối thì lệnh B45 sẽ quay quanh trục Y tới vị trí góc 450 tính từ điểm 0 của chương trình.

Điểm tham chiếu cho các trục

Hầu hết các máy CNC sử dụng một vị trí xuất phát hay tham chiếu (reference) chung cho các trục. Trong tiếng Anh vị trí này có nhiều tên gọi khác nhau: zero return position, grid zero position, home position. Dù gọi bằng cách nào đi nữa thì vị trí tham chiếu này phải được xác định rất chính xác. Thông thường mỗi khi bật máy, bàn máy sẽ tự động chạy về vị trí cơ sở này và sau đó bộ điều khiển sẽ đồng bộ lại các chuẩn với chuẩn tham chiếu của máy.

Các hệ thống phụ trợ cho máy

Bên cạnh các thành phần chính mà máy CNC nào cũng có, các hãng sản xuất có thể thực hiện các yêu cầu riêng biệt theo đặt hàng như băng tải phoi, bàn xoay NC, hệ thống làm mát bổ sung, hệ thống tự động đo bù dao, thay bàn máy tự động v.v… Các thiết bị hỗ trợ này cần được mô tả đầy đủ trong catalogue của nhà sản xuất máy hoặc của bên thứ ba (nhà sản xuất phụ độc lập).

Các chức năng lập trình được khác

Khi lập trình gia công bạn cũng cần biết những chức năng nào của máy CNC lập trình được và lệnh nào thực hiện nó. Ở những máy CNC rẻ tiền, có nhiều chức năng phải kích hoạt bằng tay qua bộ điều khiển. Còn với các máy CNC cao cấp hầu như toàn bộ các chức năng của máy có thể thực hiện qua chương trình gia công. Người vận hành máy chỉ việc gá phôi và cuối cùng là lấy chi tiết đã gia công xong ra khỏi máy. Một khi chương trình gia công đã chạy, người vận hành có thể chuyển sang làm việc khác.

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, bạn cần đối chiếu tài liệu đi theo máy để chắc chắn các lệnh điều khiển máy giống hay có dị biệt với các lệnh bạn đã biết. Dưới đây chúng ta sẽ biết thêm một số chức năng và lệnh thường gặp nhất.

* Điều khiển trục chính. Ký hiệu “ S ” được dùng để xác định vòng quay của trục chính với đơn vị là vòng/phút (RPM – Recycle Per Minitute ). Lệnh M03 điều khiển trục quay cùng chiều kim đồng hồ, còn M04 – quay ngược chiều kim đồng hồ; M05 dừng quay. Với máy tiện, nhiều khi cần sử dụng chức năng điều chỉnh vòng quay sao cho vận tốc dài không đổi. Khi đó tốc độ trục chính được đo bằng m/phút (MPM) hoặc fit mặt/phút ( surface feet per minute – SFPM).

* Thay dao tự động (Trung tâm gia công). Ký hiệu T kèm theo số chỉ cho máy biết dao ở hộc số mấy được dùng. Hầu hết các máy sử dụng lệnh M06 để thực hiện lệnh thay dao.

* Điều khiển tưới dung dịch. Lệnh M07 phun dung dịch dạng sương, M08 tưới tràn; còn M09 ngừng phun.

* Thay bàn tự động. Lệnh M60 thường dùng cho việc thay bàn máy tự động.

Máy chế biến gỗ Funing !

6 Mẹo sử dụng máy phay an toàn

Sử dụng một máy phay có thể giúp bạn có được bo cạnh viền và các bản thiết kế phức tạp với độ chính xác cao cho các dự án chế biến gỗ của bạn. Từ việc tạo mộng và lỗ mộng để gắn kết các thanh gỗ, máy phay còn cho bạn nhiều sự lựa chọn khác. Dù giống như những thiết bị điện khác, tuy nhiên máy phay cũng tiềm tàng những nguy hiểm nhất định khi sử dụng. Vì bạn không trực tiếp làm việc với máy phay mà là các thanh gỗ nên bạn thường có xu hướng quên rằng mình đang sử dụng dụng cụ vô cùng mạnh mẽ. Để đảm bảo rằng các dự án của bạn được thực hiện một cách an toàn, nhớ làm theo những lời khuyên sau:

1. Hãy đọc hướng dẫn

Phần tay cầm là bộ phận an toàn quan trọng nhất trên máy phay. Không máy phay nào giống máy phay nào vì vậy ngay cả những thợ mộc có kinh nghiệm nhất cũng cần phải đọc hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu. Hướng dẫn sử dụng sẽ mô tả bất kì những tính năng an toàn đặc biệt cũng như qui trình vận hành an toàn.

2. Ngắt điện dễ dàng

Khi có vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành, bạn sẽ phải ngắt điện ngay lập tức. Khi bạn sử dụng máy phay cho các dự án, hãy luôn đảm bảo rằng bạn có thể ngắt điện ngay tức khắc. Ngắt nguồn điện ngay khi có những dấu hiệu không ổn xảy ra sẽ giúp bạn tránh được những thương tổn nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể bắt đầu lại một dự án nhưng những ngón tay thì không thể quay lại được.

3. Tránh quần áo rộng thùng thình

Quần áo quá rộng hoặc nữ trang như dây kéo, dây chuyền có thể mắc kẹt trong chiếc máy phay mạnh mẽ trước khi bạn nhận ra sự tồn tại của mối nguy hiểm. Vì người thợ tiếp xúc trần với máy quay nên càng thêm nguy hiểm. Khi làm việc trong xưởng gỗ, bạn nên tránh mặc quần áo quá rộng hay quá dài, và hãy cho trang sức hay những thứ khóa kéo, dây xích, … những thứ có thể mắc vào máy cho vào bên trong áo hoặc phía sau chiếc tạp dề.

4. Nghiêng người về phía máy phay

Một chiếc máy phay đang hoạt động sẽ cắt da thịt bạn một cách dễ dàng như cắt những mãnh gỗ. Ngay cả khi máy phay đã dừng hoạt động chúng cũng đủ bén để làm bị thương bạn. Có thể rất là thu hút khi nghiêng chiếc máy phay để có sự quan sát kĩ lưỡng hơn nhưng đó đồng nghĩa với việc bạn đang đặt mình vào nguy hiểm bị bị thủng ruột hay bao tử. Vì thế, khi cần quan sát ở một góc độ khác hãy tắt máy và đi vòng quanh chiếc bàn, như thế sẽ an toàn hơn rất nhiều.

5. Giữ chặt gỗ của bạn

Khi cái mũi khoan xoay tròn túm lấy mảnh cắt lung lay, nó có thể làm văng miếng gỗ ra ngoài với tốc độ chóng mặt. Dù rằng bạn giữ chặt miếng gỗ theo như hướng dẫn (dịch chuyển) hay lấy cả hai tay kẹp chặt, bạn muốn đảm bảo rằng bạn đang tiếp tục giữ vững cái động cơ suốt quá trình. Những mảnh cắt văng ra kì thực gây nguy hiểm không chỉ cho bạn mà còn cho những ai làm trong tiệm mộc. Bên cạnh đó, tránh việc tiếp xúc nhiều với những mảnh gổ nhỏ, bởi lẽ chúng rất khó để giữ yên và thường cuốn tay bạn sát vào động cơ máy khoan.

6. Thiết bị an toàn

An toàn bắt đầu từ việc phòng ngừa. Trước khi bạn bắt đầu làm việc hãy chắc rằng bạn có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm có thể xảy ra. Kính bảo hộ, găng tay và một chiếc tạp dề da là tất cả những thứ có thể bảo vệ bạn khỏi những mảnh gỗ vụn do máy làm bắn ra.

Thế giới máy chế biến gỗ !